I. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN VỀ PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ THẢM HỌA CỦA HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM

1.  Đào tạo cơ bản về PNƯPTH cho cán bộ hội các cấp

Nhận biết các hiểm hoạ chính ở Việt Nam. Biết phân tích: nguyên nhân; đặc điểm; khả năng dự báo; những yếu tố làm tăng khả năng dễ bị tổn thương của các hiểm hoạ đó.

Các mô hình quản lý thảm hoạ: Chu trình quản lý thảm hoạ; mô hình co giãn thảm hoạ; mô hình hội tụ thảm hoạ.

Cách tiến hành đánh giá hiểm hoạ, tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng trong PNƯP hiểm hoạ, thảm hoạ. Từ đó biết lập kế hoạch PNUPTH.

Các biện pháp giảm nhẹ rủi ro (biện pháp tại cộng đồng; biện pháp quy hoạch công trình; biện pháp kinh tế; biện pháp kỹ thuật).

Các biện pháp ƯPTH (thông tin báo cáo; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và sơ cấp cứu; tổ chức cứu trợ).

2. Hoạt động tăng cường cơ sở vật chất trong ƯPTH

Xây dựng TT.PCTT (44); Trạm ứng phó khẩn cấp (26). Đây là những cơ sở vừa ƯPTH vừa là nơi đào tạo cán bộ CTĐ. 

Các cấp hội vùng trọng điểm được trang bị phao cứu sinh, áo phao, bình lọc nước, dụng cụ SCC. Các tỉnh hội này còn được trang bị Canô (hơn 40 chiếc) và Ôtô chuyên dụng (14 chiếc/7 tỉnh).

TW Hội dự trữ thường xuyên 15.000 bộ đồ dùng gia đình để cứu trợ cho đồng bào nghèo bị ảnh hưởng nặng của thiên tai.

Củng cố, nâng cấp và trang bị phương tiện hoạt động cho các trạm cấp cứu sông biển do CT Đ địa phương quản lý.

3. Hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng về PNƯPTH

Các cấp hội cùng ngành Giáo dục - Đào tạo hướng dẫn giáo viên và học sinh lớp 4 và 5 tại các tỉnh trọng điểm thiên tai về tài liệu “Giới thiệu PNTH cho học sinh tiểu học”.

Biên soạn và in ấn hàng chục vạn cuốn tài liệu và bộ tranh lật “Giới thiệu PNTH cho học sinh tiểu học”;  in và phát hành hàng chục vạn bộ tài liệu và hàng trăm cuốn băng "sống chung với lũ" cho 12 tỉnh ĐBSCL (“9 điều trẻ em cần chú ý trong mùa lũ” và “9 điều người lớn hãy làm để bảo vệ trẻ em trong mùa lũ”).

4. Các hoạt động nhằm giảm thiểu tác hại của thiên tai:

Từ năm 1994 đến nay - với sự giúp đỡ của Hội CTĐ Đan Mạch và CTĐ Nhật Bản, 8 tỉnh ven biển phía Bắc thực hiện dự án “rừng ngập mặn – phòng ngừa thảm hoạ bảo vệ đê sông, đê biển. Đến nay đã trồng, chăm sóc, bảo vệ được hơn 18.400 ha cây ngập mặn, hàng chục Km gốc tre và hàng trăm ha cây phi lao chắn gió bão tại 89 xã thuộc 24 huyện của 8 tỉnh này.

Nhiều địa phương huy động nguồn lực tại chỗ hoặc bên ngoài xây dựng nhà chống bão lũ, xây dựng cầu, cống thay thế “cầu khỉ” v...v...

5. Thực hiện phương châm 4 tại chỗ

Giai đoạn khẩn cấpDi dời dân; cứu hộ, cứu nạn và sơ cấp cứu; đánh giá rủi ro; cứu trợ đột xuất; báo cáo và yêu cầu cứu trợ lên cấp trên.

Giai đoạn phục hồiDi dời dân về nơi cũ; dựng nhà tạm hoặc phục hồi nhà cũ; tham gia vsmt, pcdb; khảo sát nhu cầu; đề xuất nhu cầu cứu trợ phục hồi.

Tuỳ mức độ và phạm vi thảm hoạTW Hội xem xét việc: xuất “Quỹ cứu trợ”; Thư kêu gọi các cấp hội; ra lời kêu gọi trong nước; hoặc xin phép Chính Phủ  ra lời kêu gọi Quốc tế.

 

II. CÁC HOẠT ĐỘNG TRƯỚC, TRONG VÀ SAU THẢM HOẠ

1. Trước thảm hoạ, cần tiến hành các hoạt động:

- Củng cố tổ chức và lực lượng của Hội, đề nghị UBND tỉnh bổ sung nhân sự là cán bộ Chữ thập đỏ vào Ban chỉ huy phòng chống lụt bão .

- Chuẩn bị lực lượng và phương tiện sơ cấp cứu, cứu hộ, cứu nạn tại chỗ.

- Lập bản đồ phân vùng hiểm hoạ và xác định các điểm di dời, sơ tán khi cần thiết.

- Lập kế hoạch, giao nhiệm vụ cụ thể; bố trí lực lượng, phương tiện, hàng hoá dự trữ; đặt các trạm, chốt scc.

- Tập huấn cán bộ hội các cấp, Tình nguyện viên chữ thập đỏ về các kiến thức và kỹ năng PNƯPTH.

- Tuyên truyền cho người dân, học sinh tiểu học về PNƯPTH để tự bảo vệ cho mình và cho gia đình mình.

- Vận động, quyên góp tại chỗ như: Gạo, Mỳ, Thực phẩm và Thuốc men để điều trị các bệnh thông thường.

- Các Trung tâm phòng chống thiên tai và các trạm ứng phó khẩn cấp có kế hoạch hoạt động cụ thể; Trực 24/24 giờ trong mùa mưa bão; Theo dõi tình hình khí tượng thuỷ văn báo cáo thường xuyên và kịp thời.

2. Trong khi xảy ra thảm hoạ, cần tiến hành:

- Triển khai các chốt, trạm SCC; huy động các đội Tình nguyện viên cũng như phương tiện để cứu hộ, cứu nạn.

- Phối hợp với ban chỉ huy PCLB các cấp địa phương, các ban, ngành, đoàn thể; Phân công trực 24/24 giờ để cảnh báo, bảo vệ kho tàng, cơ sở hội và triển khai kế hoạch đã chuẩn bị ở giai đoạn trước.

- Tỉnh hội báo cáo nhanh Trung ương Hội tình hình và thiệt hại ban đầu. Duy trì báo cáo diễn biến thiên tai và nhu cầu cứu trợ khẩn cấp theo mẫu của Trung ương Hội và Hiệp hội.

- Tổ chức di dời hoặc sơ tán dân khi cần thiết.

- Tiến hành cứu trợ khẩn cấp tại các vùng bị nạn và các điểm di dời tập trung (từ nguồn dự phòng của địa phương).

Phân loại danh sách các hộ đặc biệt khó khăn.

- Tổ chức vận động, kêu gọi giúp đỡ tại chỗ.

- Báo cáo và đề nghị Trung ương Hội những nhu cầu cần thiết nhất vượt quá khả năng của địa phương 

- Tiếp nhận, quản lý, phân phối cứu trợ đến tận tay người hưởng lợi.

3.  Sau khi xảy ra thảm hoạ, cần tiến hành:

- Tiếp tục theo dõi tình hình đời sống, sinh hoạt, sức khoẻ của người bị nạn.

- Báo cáo Trung ương Hội tổng hợp thiệt hại (số liệu của ban CHPCLB tỉnh) và nhu cầu cứu trợ phục hồi vượt quá khả năng của địa phương.

- Phối hợp các Ban, Ngành, Đoàn thể, Cơ quan, Đơn vị địa phương giúp đỡ người dân trở về nơi ở cũ; Sửa chữa nhà cửa; vệ inh môi trường; giúp dân ổn định cuộc sống.

- Tuỳ mức độ thiệt hại và khả năng địa phương, tiến hành vận động cộng đồng hoặc các cơ quan Trung ương giúp phục hồi nhà ở cho dân, Trường học, Trạm y tế bị hư hỏng.

4. Quy định mức độ thiệt hại cần đến sự trợ giúp của Trung ương Hội CTĐ  Việt Nam

4.1. Mức độ thảm hoạ xảy ra đột ngột, diện rộng hoặc kéo dài liên tục gây chết người, làm sập hoàn toàn từ 100 nhà dân trở lên - đối với các tỉnh thuộc ĐBSH, các tỉnh ĐBSCL, Đồng bằng các tỉnh khu 4 cũ và Duyên Hải Miền Trung; từ 50 nhà dân trở lên - đối với các tỉnh vùng cao, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Và từ 30 nhà dân trở lên đối với các xã đặc biệt khó khăn.

4.2. Mức thiệt hại từ 30 tỷ đồng trở lên đối với các tỉnh ĐBSH, các tỉnh ĐBSCL, đồng bằng các tỉnh khu 4 cũ và Duyên Hải Miền Trung; từ 20 tỷ đồng trở lên - đối với các Tỉnh vùng cao, Miền núi, Vùng đồng bào Dân tộc thiểu số; và 10 tỷ đồng trở lên đối với các xã đặc biệt khó khăn. Mức độ thiệt hại này chỉ tính giá trị tài sản dân sinh của các hộ gia đình trong vùng thảm hoạ (nhà cửa, tài sản, vật nuôi, lương thực, hoa màu ...) thuộc các khu vực kể trên mà không bao gồm thiệt hại về kết cấu hạ tầng (như Đường sá, Cầu cống, Trụ sở cơ quan ...).

4.3. Mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra ở mỗi tỉnh chỉ tính cho từng đợt thảm hoạ mà không cộng dồn các đợt lại với nhau.

4.4. Báo cáo về thiệt hại do thảm hoạ xảy ra bao gồm các hoạt động ứng phó của CTĐ, nhu cầu cứu trợ của người dân và kèm theo đề nghị TW Hội CTĐ Việt Nam hỗ trợ phải được xác nhận của UBND tỉnh, thành phố./.

 

 

CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:

  • Tham gia sơ tán, di dời,  bảo vệ nhân dân, cứu người bị nạn và các hoạt động phục hồi mang tính cộng đồng sau thảm họa.
  • Tổ chức lực lượng, phương tiện  và các điền kiện vật chất khác để tham gia phòng ngừa và ứng phó thảm họa.
  • Tuyên truyền, phổ biến kiến  thức, hướng dẫn kĩ năng cho hội viên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ, nhân dân về phòng ngừa và ứng phó thảm họa.
  • Hỗ trợ kịp thời, trực tiếp nạn nhân thiên tai,  dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn giao thông và các tai nạn, thảm họa khác.
  • Tham gia tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa.
  • Vận động, ủng hộ nhân dân các vùng bị thiên tai,  thảm họa trong và ngoài nước; triển  khai  các chương trình, dự  án phòng ngừa và ứng phó thảm họa.